Ngày đẹp để rút chân nhang, lau dọn bàn thờ chuẩn xác để được gia tiên phù hộ

Content Protection by DMCA.com

Ngày đẹp để rút chân nhang, lau dọn bàn thờ chuẩn xác nhất theo gợi ý dưới đây để được gia tiên phù hộ, xua đuổi vận đen, rước tài lộc vào nhà.

ngày-đẹp-để-rút-chân-nhang-1

Có nên rút tỉa chân nhang trên bàn thờ tổ tiên?

Bát hương là nơi thần thánh, gia tiên ngự, cũng là nơi linh thiêng, sạch sẽ và ấm cúng nhất trong một gia đình. Không ít người có quan niệm rằng, bát hương ngày đầy chân hương, thậm chí càng um tùm thì càng linh thiêng, càng nhiều tài lộc. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Trên thực tế, tỉa chân nhang là một trong những việc quan trọng nhất trong khâu dọn dẹp bàn thờ. Việc để bát hương quá đầy không chỉ khiến bát hương bị rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi bẩn, mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao nếu không cẩn trọng.

Theo các nhiều nhà tâm linh, việc không tỉa chân hương, để bát hương quá đầy, khi thắp những nén hương tiếp theo không chạm được vào bát hương được sẽ chèn lên chân hương trước, như vậy việc thắp hương sẽ không còn ý nghĩa.

Hơn thế, bát hương mà có chân hương cao sẽ giống như cái cột “che mắt” thần linh, gia tiên.

Ngày đẹp để rút tỉa chân nhang 

Thông thường sẽ tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Các ngày 13, 15, 20, 21, 23, 25, 27 tháng Chạp (âm lịch) năm là những ngày tốt nhất để tiến hành tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ tổ tiên.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, việc tỉa chân nhang không nhất thiết phải đợi đến dịp ông Công ông Táo hay gần Tết vì lo sợ phạm kỵ thần linh.

Gia chủ hoàn toàn có thể chọn những ngày cát lành trong năm để tiến hành rút tỉa bớt chân hương, miễn sao thực hiện với cái tâm thành kính là được.

Nhiều nhà thắp hương hằng ngày nên bát hương nhanh đầy, việc tỉa chân hương có thể làm hàng tháng hoặc 2 – 3 tháng một lần để giữ mỹ quan giúp bát hương, bàn thờ sạch sẽ, sáng sủa. 

Điều quan trọng là khi thực hiện việc này phải làm một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.

Thời gian tốt nhất để tiến hành rút, tỉa chân nhang

  • Từ 8 giờ đến 11 giờ 55 trưa.
  • Hoặc 1 giờ đến 5 giờ 55 chiều tối.
  • Nên tránh 1-12 giờ trưa và sau 6 giờ tối.

Rút tỉa chân hương thế nào mới đúng cách?

Thường trong nhà có hai bàn thờ: Bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông Công đều phải tỉa chân hương.

Trước khi rút chân hương, nên chọn một ngày tốt lành, rảnh rỗi, sau đó thắp hương xin phép trước khi lau dọn bàn thờ, xin thần linh, tổ tiên, gia tiên và xin Chư Phật được phép lau dọn bàn thờ.

Sau khi lau dọn bàn thờ cẩn thận, tỉa hết chân hương bẩn đi rồi lau chùi bát hương sạch sẽ bằng nước thơm, nước hoa…

Tiếp đó cắm chân hương cũ vào, chỉ để khoảng 5 chân hương rồi đưa bát hương vào đúng vị trí cũ. Nên sắp bát hương đầy đặn, ngay ngắn, không nên để bát hương quá nhiều hoặc quá ít tro, hoặc bát hương siêu vẹo..

Số chân hương đã tỉa sẽ được đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây to khỏe. Tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.

Những điều kiêng kỵ

  • Không làm đổ vỡ đồ thờ, nếu không cẩn thận làm đổ vỡ thì gia chủ sẽ gặp chuyện không may vì thiếu đi sự tôn trọng với người đã khuất.
  • Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.
  • Tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật, như vậy là bất kính, mạo phạm với thần phật, thần phật có ngôi vị cao hơn nên dễ khiến tổ tiên bị chèn ép.
  • Không được cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, như vậy rất dễ gây “tán tài”. Nên dùng chiếc thìa nhỏ múc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Đánh giá
[Total: 1 Average: 5]
Content Protection by DMCA.com

Related Posts

© 2024 Lichtot.xyz - Theme by WPEnjoy · Powered by WordPress | Passafe.xyz | Muối tôm Tây Ninh