ErrorException Message: Argument 2 passed to WP_Translation_Controller::load_file() must be of the type string, null given, called in /home/vemaybay.cc/public_html/wp-includes/l10n.php on line 838
http://vemaybay.cc/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ Lễ hội chùa Hương ở đâu, kéo dài bao lâu? Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương - Lichtot.xyz

Lễ hội chùa Hương ở đâu, kéo dài bao lâu? Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương

Content Protection by DMCA.com

Lễ hội chùa Hương ở đâu, kéo dài bao lâu? Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

le-hoi-chua-huong-o-dau

Lễ hội chùa Hương ở đâu?

Lễ hội chùa Hương là một trong các lễ hội ở Việt Nam, được tổ chức tại khu thắng cảnh chùa Hương (hay Hương Sơn) nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. 

Khu thắng cảnh chùa Hương là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình thờ tín ngưỡng nông nghiệp. 

Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. 

Đây là một lễ hội lớn được tổ chức hằng năm, thu hút số lượng đông đảo các Phật tử trên cả nước tham gia hành hương.

Lễ hội chùa Hương bắt đầu từ khi nào, kéo dài bao lâu?

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. 

Thời gian khai hội chùa Hương thường vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. 

Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch nhưng đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 Âm lịch.

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội chùa Hương 

Nguồn gốc

Lễ hội chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba. 

Theo lời người dân ở đây kể lại thì trước kia công chúa Diệu Thiện đã tới vùng núi Hương Sơn để tu hành 9 năm sau đó đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh. Đây cũng là thời điểm giữa mùa Xuân có khí hậu mát mẻ, trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi. 

Có thể nói, Chúa Trịnh Sâm là người đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn và cũng là đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội chùa Hương thời bấy giờ. 

Hàng năm, mỗi khi mùa xuân đến, du khách đến với lễ hội ngày một đông vui hơn nhưng phải mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành Thái năm thứ 8, lễ hội chùa Hương mới chính thức được tổ chức như một lễ hội thực sự, có quy củ, nghi thức riêng và chính thức trở thành một lễ hội truyền thống lớn trên cả nước. 

Ý nghĩa

Lễ hội chùa Hương không chỉ mang ý nghĩa rất lớn và mang đậm dấu ấn tín ngưỡng của Bắc Bộ. 

Phần lễ thể hiện tín ngưỡng thờ cúng của một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam bao gồm Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. 

Phần hội lại là sự kết hợp những nét văn hóa dân tộc độc đáo với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời. 

Đến với lễ hội chùa Hương bạn không không đơn giản là hành hương, dâng lễ hướng đến những bậc siêu nhiên, thần thánh mà còn là để cảm nhận sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, giữa con người, gia tăng đoàn kết dân tộc. 

Xem thêm: Ngày đẹp làm lễ hóa vàng tiễn ông bà tổ tiên, đón tài lộc vào nhà

Đánh giá
[Total: 1 Average: 5]
Content Protection by DMCA.com

Related Posts

© 2024 Lichtot.xyz - Theme by WPEnjoy · Powered by WordPress | Passafe.xyz | Muối tôm Tây Ninh