ErrorException Message: Argument 2 passed to WP_Translation_Controller::load_file() must be of the type string, null given, called in /home/vemaybay.cc/public_html/wp-includes/l10n.php on line 838
http://vemaybay.cc/wp-content/plugins/dmca-badge/libraries/sidecar/classes/ Cách trả lễ ở chùa - Sắm lễ tạ cuối năm ở chùa, đình, đền, miếu, phủ như thế nào? - Lichtot.xyz

Cách trả lễ ở chùa – Sắm lễ tạ cuối năm ở chùa, đình, đền, miếu, phủ như thế nào?

Content Protection by DMCA.com

Cách trả lễ ở chùa, đình, đền, miếu, phủ là việc làm mang quan niệm tâm linh của người Việt, đầu năm “cầu xin lộc” thì cuối năm ắt phải “trả lễ”.

cach-tra-le-o-chua (1)

Lễ tạ cuối năm có ý nghĩa như thế nào trong đời sống tâm linh?

Theo quan niệm của người Việt, đầu năm “cầu xin lộc” thì cuối năm ắt phải “trả lễ”. Đó cũng là một trong những quan niệm tâm linh “có vay, có trả” của người Việt từ bao đời nay.

Chiếu theo quan niệm này, những người đầu năm làm lễ cầu an giải hạn ở chùa, đền, phủ nào thì cuối năm dù bận trăm công nghìn việc cũng phải thu xếp để tới lễ tạ. 

Việc làm lễ tạ giúp mọi người xua đi được bao nỗi lo lắng tâm linh và cảm thấy yên tâm hơn để khởi đầu năm mới. 

Do đó, vào những ngày giáp tết, đặc biệt là sau ngày 23 tháng chạp hàng năm, khách thập phương nô nức đổ về đền, chùa, miếu, phủ để làm lễ tạ cuối năm.

Sắm lễ tạ cuối năm ở chùa, đình, đền, miếu, phủ như thế nào?

Khi đến đền, chùa, miếu, phủ nên có lễ vật dù to hay nhỏ, nhiều hay ít, sang hay mọn tùy tâm người dâng lễ. 

Mặc dù ở những nơi này có thờ thánh, thần, mẫu nhưng bạn có thể sắm lễ chay như hương hoa, oản… để dâng đều phù hợp. 

Lễ chay – Cách trả lễ ở chùa

Gồm có hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để dâng lễ ban Phật, Bồ Tát tại chùa, hay một số đền có đặt bàn thờ. 

Lễ chay này bạn cũng có thể dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Nhưng nên sắm thêm hàng mã để dâng cùng như tiền vàng, nón hia… 

Lễ mặn 

Bao gồm có gà, lợn, giò, chả, xôi… đều được nấu chín. Lễ này thường đặt ở ban Công Đồng.

Lễ đồ sống – Cách trả lễ ở Phủ

Lễ này gồm có trứng, gạo, muối hoặc thịt lợn khoảng vài lạng. Đây là lễ để dâng riêng cho quan Ngũ Hổ, Bạch Xà Thanh Xà ở ban công đồng Tứ Phủ. 

Theo như tục thường thì lễ sẽ gồm 5 quả trứng vịt sống, đặt trong đĩa muối, gạo. Hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ và một miếng thịt mồi được khía thành 5 phần ( không khía đứt rời), để sống. Kèm theo chút tiền vàng. 

Cỗ mặn Sơn Trang 

Gồm có những đồ đặc sản như cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Và có thêm gạo nếp cẩm nấu xôi chè đi cùng lễ này. 

Khi sắm lễ sơn trang bạn nên sắm theo con số 15:15, tất cả lễ vật phải đủ 15 con- quả. Với xôi chè nếp cẩm thì nên chia làm 15 phần. 

Bởi con số này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang: gồm 1 vị chúa ( chúa Thượng Ngàn); 2 vị hầu cận; 12 vị cô sơn trang. 

Lễ ban thờ cô, thờ cậu 

Thường sẽ cần chuẩn bị oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo bằng hàng mã, gương lược… Nghĩa là đồ chơi người ta thường làm cho trẻ nhỏ. 

Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền 

Theo tục thông thường dùng các lễ mặn như chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền vàng… Lễ này chuẩn bị khi đi Đình.

Xem thêm: Cách trả lễ đền Bà Chúa Kho cuối năm – Hướng dẫn sắm lễ trả nợ Bà Chúa Kho đầy đủ nhất

Đánh giá
[Total: 3 Average: 5]
Content Protection by DMCA.com

Related Posts

© 2024 Lichtot.xyz - Theme by WPEnjoy · Powered by WordPress | Passafe.xyz | Muối tôm Tây Ninh